Vitamin B1
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Thiamine (Vitamin B1).
Loại thuốc
Vitamine.
Dạng thuốc và hàm lượng
Tiêm 100 mg/mL.
Viên nén: 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg.
Dược động học:
Hấp thu
Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế.
Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, và đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy thiamin thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa.
Phân bố
Sau khi tiêm bắp, thiamin cũng được hấp thu nhanh, phân bố vào đa số các mô và sữa.
Chuyển hóa
Thiamine chuyển hóa ở gan.
Thải trừ
Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn.
Dược lực học:
Tế bào cơ trơn động mạch. Sự ức chế tăng sinh tế bào nội mô cũng có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Các tế bào nội mô trong quá trình nuôi cấy được phát hiện có tỷ lệ tăng sinh giảm và di chuyển chậm để đáp ứng với tình trạng tăng đường huyết. Thiamine đã được chứng minh là có khả năng ức chế tác dụng này của glucose đối với tế bào nội mô.
Lượng thiamin ăn vào hàng ngày cần 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Ðiều này có ý nghĩa thực tiễn trong nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch và ở người bệnh có nguồn năng lượng calo lấy chủ yếu từ dextrose (glucose).
Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha - cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin.
Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Insulin Human (Human Insulin)
Loại thuốc
Hormon làm hạ glucose máu, hormon chống đái tháo đường, insulin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Insulin Human (regular) (insulin người, thông thường) không chiết xuất từ tụy người mà sinh tổng hợp bằng công nghệ tái tổ hợp DNA trên các chủng E. coli hoặc Saccharomyces cerevisiae đã biến đổi gen.
Dung dịch tiêm insulin người, loại thường (R) chứa 100 đv/ml, trong và không có màu. Mỗi 100 đv USP insulin người, loại thường (R) chứa 10 - 40 microgam kẽm.
Biệt dược Novolin R chứa khoảng 7 microgam/ml clorid kẽm.
Humulin R cũng chứa 1,4 - 1,8% glycerin, và 0,225 - 0,275% cresol và có pH 7 - 7,8.
Novolin R chứa 16 mg/ml glycerin và 3 mg/ml metacresol và có pH 7,4; 100 đv/ml. Lọ 10 ml hoặc ống đựng 3 ml.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Calcium acetate (canxi axetat)
Loại thuốc
Khoáng chất và điện giải, chất liên kết với phosphate
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 475 mg, 667 mg, 950 mg, 1000 mg
Viên nang: 667 mg
Dung dịch uống: 667 mg/ 5ml
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Atovaquone
Loại thuốc.
Kháng nấm.
Dạng thuốc và hàm lượng
Mỗi 5 ml hỗn dịch uống chứa 750 mg atovaquone.
Sản phẩm liên quan








